Khoa đẩu thiết Khẩu

rss
Posted by binhlq - Wednesday, August 4, 2021 4:34:02 PM
Admin
Member for: 3 years 4 months 3 days

Đăng lại bài viết của Văn Nhân và bổ sung hình ảnh các thể chữ cổ trên đồ đồng ở Việt Nam.

Năm Quang Tự thứ 25 (1899) nhà Thanh Giáp cốt văn được phát hiện tại khu vực làng Tiểu Đốn, huyện An Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Giáp cốt văn có nghĩa là chữ viết (văn) được khắc trên mai rùa (giáp) và xương thú (cốt). Giáp cốt văn chỉ hệ thống chữ viết tương đối hoàn chỉnh, được phát triển và sử dụng vào cuối đời Thương (thế kỷ 14-11 TCN).

Giap cot

Chữ khắc trên yếm rùa.

Chữ Giáp Cốt nhà Thương – Ân (1600-1100 TCN) tiếp tục được phát triển qua các thời:
• Nhà Chu 周 (1021-256 TCN) có chữ Kim (Kim Văn 金文), còn gọi là chung – đỉnh văn là chữ viết trên các chuông và vạc bằng đồng.
• Chiến Quốc 戰國 (403-221 TCN) và thời nhà Tần 秦 (221-206 TCN) có chữ Triện (Đại Triện và Tiểu Triện) và có chữ Lệ (Lệ Thư 隸書).
• Nhà Hán 漢 (Tiền Hán 206 TCN-8 CN), có chữ Khải (Khải Thư 楷書).
Sự phát triển chữ Hán trải qua các thời kỳ trước đây có thể được minh họa bằng chuỗi sau:
Chữ Giáp Cốt → Chữ Kim → Chữ Triện → Chữ Lệ → Chữ Khải.

Cam Tang

Một phiến đá có khắc chữ phát hiện ở di chỉ Cảm Tang – huyện Bình Quả.

Khám phá khảo cổ học quan trọng vào bậc nhất về văn hóa Trung hoa là mới đây đã tìm ra loại chữ đặt tên là chữ Lạc Việt ở Cảm Tang, huyện Bình Quả sát biên giới Việt Trung. Chữ Lạc Việt được xác định đã có từ 3-4 ngàn năm TCN, tức vào hàng hàng tổ mẫu của Giáp cốt văn nhà Thương Ân.
Với sự việc này đã có thể bổ sung và trưng ra sự phát triển chữ Nho từ tận ngọn ngành, chỉ ra những văn tự tiền Giáp cốt: Chữ điểu thú → chữ nút vạch → chữ Lạc Việt (thạch văn) → chữ Giáp cốt→ Chữ Kim → Chữ Triện → Chữ Lệ → Chữ Khải…
Chữ Khải (khải thư hay chính thư 正書): phổ biến vào thế kỷ III TCN. Có thể coi đây là kiểu chữ chính thức của Thiên hạ từ triều đại Lưu Bang. Loại chữ này chuẩn mực, dễ nhận biết, dễ đọc nhất, mỗi chữ mặc nhiên tồn tại trong 1 hình vuông chuẩn nên chữ Khải được coi như chuẩn mực của loại chữ Vuông vẫn là phổ thông nhất trong các kiểu viết chữ Nho hiện nay (chữ Nôm cũng được xếp vào loại hình chữ Vuông).

Chu vuong

Người viết bài này canh cánh bên lòng hơn 40 năm về món nợ văn hóa quan trọng bậc nhất đối với dân tộc kể từ ngày bắt được những dòng tin:
* Sách Tân Lĩnh Nam Chích quái của Vũ Quỳnh (đời Lê, thế kỷ 15) viết đại ý: Thời Lạc Long Quân có người hái củi, bắt được con rùa, lưng rộng khoảng ba thước, trên mai có khắc chữ như con nòng nọc gọi là chữ Khoa Đẩu. Hùng Quốc vương đã cử phái đoàn đem rùa thần đó cống cho vua Nghiêu.
* Sách Thông giám cương mục do Chu Hy đời Tống soạn, chép: “Năm Mậu Thân đời Đường Nghiêu thứ 5 (2353 TCN) có Nam di Việt Thường thị đến chầu hiến con rùa lớn”.
Sự việc được nói rõ hơn trong tư liệu khác :
Thông chí” (通志) của Trịnh Tiều (鄭樵) có một đoạn nói về việc nước Việt Thường dâng rùa thần (神龜 thần quy) cho Đế Nghiêu, được “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, Tiền biên, quyển 1 dẫn lại như sau: “Đời Đào Đường (陶唐), phương Nam có Việt Thường thị qua hai lần sứ dịch sang chầu, dâng con rùa thần; có lẽ nó được đến nghìn năm, mình nó hơn ba thước, trên lưng có văn khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là quy lịch (龜歴, lịch rùa)”.
* Khổng An Quốc, cháu 12 đời sau của Khổng Tử đã ghi trong bài tựa cuốn Thượng Thư (Kinh Thư) như sau: “… thời Lỗ Cung Vương, thích sửa sang cung thất, Vương cho phá nhà cũ của Khổng Tử để mở rộng thêm. Trong tường nhà tìm được Thư; phần : Ngu, Hạ, Thương, Chu cùng Tả Truyện, Luận Ngữ, Hiếu Kinh đều viết bằng chữ Khoa Đẩu cổ văn do ông cha chúng tôi cất giấu. Vương lại lên nhà thờ đức Khổng Tử, nghe được tiếng vàng, đá, tơ, trúc, bèn không cho phá nhà nữa, đem toàn bộ sách trả cho họ Khổng…
Trong chuỗi xích phát triển Hán văn không có chỗ cho chữ Khoa đẩu, cảm tính tự nhiên nhìn nhận Khoa đẩu là chữ của Việt tộc. Nhiều nhà nghiên cứu đã cất công đi tìm chữ Khoa đẩu, cho tới nay tựu trung về 3 hướng:Dai Loan

1. Chữ Khoa đẩu là loại chữ dấu chân chim tìm thấy ở Đài Loan.

Xuyen

2. Chữ Khoa đẩu là mẹ đẻ của loại chữ viết của nhiều nước Đông Nam Á.
Nhà ngôn ngữ học Paul Rivert cho rằng nền văn hóa Hòa Bình cùng với lối chữ con nòng nọc này đã được truyền bá khắp nơi góp phần tạo nên các chữ viết của các dân tộc Thái Lan, Lào, Chăm, Cao Miên (Cambodia), Nam Dương (Indonesia), Miến Điện (Myannmar), Tây Tạng, Ấn Độ, Srilanka, Đại Hàn và Nhật Bản.

Xuyen 2

3. Đây là loại chữ nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền cho là chữ Việt cổ tồn tại trong các sắc tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam.

Nay bất ngờ  chợt nhận ra : Việc nghiên cứu về chữ khoa Đẩu đang đi chệch hướng do định kiến đối kháng sẵn có … cho chữ Khoa đẩu là loại chữ của cổ nhân Việt trước khi bị Hán tộc xâm lăng đô hộ nên dĩ nhiên chẳng dính dáng gì với Hán văn…
Tốn mấy chục năm suy nghĩ để ngộ được điều vô cùng đơn giản …
Theo phép phiên thiết Hán văn … khoa đẩu thiết Khẩu.

Chu Khau

Rõ ràng ý chỉ loại chữ vuông, tức chữ Khải thời Lưu Bang Hán Cao tổ 200 năm trước CN đến nay. ‘Khải’ chỉ là tam sao thất bản của ‘Khẩu’. Chữ Khoa đẩu là chữ khẩu 口, tức loại chữ Vuông là một cách gọi chữ Nho, tức loại chữ đang bị người Thiên hạ sai lầm gọi là chữ Hán. Khi Lục Lâm thảo khấu dấy loạn, lập nên Hãn quốc đầu tiên trong lịch sử, thì người Hán mới chỉ biết đến cái lều và con ngựa, du thủ du thực rày đây mai đó kiếm sống thì làm quái gì có thì giờ mà nặn ra được con chữ. Khoa đẩu thiết khẩu, tức Khải chính là loại chữ Vuông của người Việt…
Tư liệu cổ Trung Hoa … Việt Thường thị qua hai lần sứ dịch sang chầu, dâng con rùa thần; có lẽ nó được đến nghìn năm, mình nó hơn ba thước, trên lưng có văn khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau. Sử thuyết Hùng Việt cho khởi thủy Thiên hạ chỉ có đất Đào và đất Đường hay Thường. Đất Đào là miền Thanh Nghệ Tĩnh, đất Đường hay Việt Thường là miền 3 sông nay là Hồng – Đà – Lô. Đoạn tư liệu cổ trên thực sự nói lên chữ Khoa đẩu thiết Khẩu là chữ của cư dân vùng này và được dùng là … “quốc ngữ chữ nước ta vào thời đế Đường Nghiêu”.
Có điều cực kì quan trọng :
… Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là quy lịch (龜歴, lịch rùa)”…
….Một chi tiết lịch sử vô cùng quý giá để từ đó chúng ta có thể lần ra đầu mối. Trong văn hóa dân tộc Mường, người Mường coi “rùa” là tổ tiên của mình trong việc giúp xây nhà, làm lịch và vì vậy họ không bao giờ ăn thịt rùa. Truyền thuyết dân tộc Mường liên quan “con rùa” thì rất hay và độc đáo. Trong đó, đặc biệt và siêu đặc biệt duy nhất trên thế giới còn tồn tại đến ngày nay: đó là Lịch Rùa hay còn gọi là Lịch Đá Rò. Nó cũng khác hoàn toàn so với Lịch Âm đang sử dụng. Người Mường đã sáng tạo ra bộ lịch trừ đả ro, có nơi gọi là: Trừ tả rò, dịch phiên âm sang tiếng phổ thông là trừ đá rò.
Rò trong tiếng Mường chỉ con con rùa, song còn nghĩa khác đó là sự dò tìm, phán đoán đoán. Đả trong tiếng Mường là đại từ nhân xưng chỉ bậc bề trên như ông nội hay những người có vai vế tương đương trở lên. Trừ trong tiếng Mường có nghĩa đen là kiểu phép tính trừ, bỏ đi, song nó còn có nghĩa khác kiểu như thuật bấm độn, đoán trước. Dịch đúng nghĩa trong tiếng phổ thông đó là thuật bấm độn của ông rùa, nay xin gọi vắn tắt phiên âm sang tiếng phổ thông là trừ đá rò.
(Trích nghiên cứu của nhà nghiên cứu Bùi Huy Vọng (Hương Nhượng, Lạc Sơn) đăng trên internet).
Sự nối kết Quy lịch và ‘trừ đá rò’ hay Lịch Rùa của người Mường là sự kiện chứng vô cùng quý giá cho Sử thuyết Hùng Việt. Sự nối kết này chỉ ra người Mường chính là hậu duệ của dân thời Đường Nghiêu Trung Hoa. Nói thẳng ra: toàn bộ cổ sử Trung hoa là cổ sử của người Việt Nam. Chính tư liệu cổ Trung Hoa viết: Đế Nghiêu tên là ông Giao Thường là Đường vương, trước khi lên ngôi đế (Giao thường nghĩa là Nam phần đất Giao – giữa).
 con rùa thần; có lẽ nó được đến nghìn năm, mình nó hơn ba thước, trên lưng có văn khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau
1 cái mai rùa liệu khắc được mấy chữ mà có thể… ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau…? Thực ra đây là cách nói ám chỉ Dịch học. Dịch là biến dịch, là sinh sinh chi vị Dịch, sinh sôi nảy nở ra mãi gọi là Dịch. Tất cả diễn biến tưởng là vô tận ấy có thể gói gọn vào Bát quái đấy chính là ý câu: việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau… Con rùa thần lưng khắc chữ Khoa đẩu chỉ là cách ám chỉ đồ hình 8 quẻ sắp xếp trong đồ hình bát giác :

Bat quai

Chữ Khoa đẩu dùng chép việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau… thực ra là khắc 8 quẻ Dịch.
Thượng thư thiên Vũ cống nói: … Kinh châu miền Cửu giang … khi có lệnh thì cống rùa lớn.
Cửu giang ý xưa nay vẫn hiểu là 9 con sông … Thực ra ‘Cửu giang’ là cách gọi khác của ‘Trường giang’ mà thôi. Ngày nay, người ta đã tìm được loại rùa mà yếm dùng khắc chữ gọi là Giáp cốt văn thời Thương Ân tìm thấy ở bờ Bắc Hoàng Hà chỉ sống ở miền Trường Giang. Đấy chính là loại rùa mà miền Cửu giang Kinh châu đem cống vua khi có lện. Phải chăng là mai rùa hay yếm rùa cống vua được dùng để khắc chữ? Nếu thế thì Giáp văn có từ thời nhà Hạ 2000 TCN không phải mãi đến nhà Ân mới có.
Với người Việt thì không có Hán tự chỉ có chữ Nho mà thôi. Chữ Nho còn được gọi là chữ thánh hiền vì …  đấy là loại chữ đức Không dùng chép kinh ….
 Vương cho phá nhà cũ của Khổng Tử để mở rộng thêm. Trong tường nhà tìm được Thư, phần Ngu, Hạ, Thương, Chu cùng Tả Truyện, Luận Ngữ, Hiếu Kinh đều viết bằng chữ Khoa Đẩu cổ văn do ông cha chúng tôi cất giấu
Khoa đẩu văn là con của chữ Cóc, cóc là góc … chỉ có thể là góc hình vuông trong quan niệm trời tròn đất vuông … Chữ Cóc chính là chữ Vuông vậy.
Người Việt xưa đã tốn hao không biết bao nhiêu công sức trí tuệ để tạo ra bức tranh ‘lão OA giảng độc’ làm di ngôn nhắn cho đời sau biết về chữ cóc – văn Khoa đẩu chính là văn tự do cha ông mình sáng tạo ra chẳng phải mượn, chẳng phải học ai cả …

Lao Oa

Tranh Lão OA giảng độc.

Có việc tưởng như vô cùng đơn giản nhưng mãi nghĩ không ra, tìm không thấy… Đấy là …
Nước Hán chỉ ra đời sau cuộc nổi loạn của bọn Lục Lâm thảo khấu khoảng đầu Công nguyên, trong khi Khoa đẩu văn đã có từ thời Đường Nghiêu đế trước Công nguyên cả 3000 năm thì dính dáng gì đến người Hán mà nhận quàng.
Thực là sự trùng hợp diệu kì… Phải chăng chữ Lạc Việt mới khám phá ở miền biên giới Việt Trung và được coi là cố tổ của chữ Hán ngày nay chính là chữ Khoa đẩu mà Việt Thường thị dâng vua Nghiêu?
Chung quanh chuyện chữ Khoa đẩu ngoài những thông tin trên còn có bức tranh ‘Lão Oa giảng độc’.
Oa là biến âm của ếch tiếng Việt không phải là cóc. Tên gọi bức tranh Đông Hồ này phải đổi lại là thày đồ ếch mới chính xác. Cóc Hán văn là thiềm thừ, ếch và cóc là loài lưỡng cư , sinh ra trứng ở dưới nước, trứng nở ra nòng nọc hay khoa đẩu sống trong nước không khác gì loài cá. Nòng nọc lớn lên rụng đuôi thành cóc – ếch lên bờ biến ra loài sống trên cạn.
… Cóc → góc, góc là giao điểm của Tròn – Vuông, của đất trời và của hữu hình – vô hình. Hữu hình là cái hình tượng con người thấy được và vô hình là ý nghĩa chứa trong hình tượng ấy. Hình tượng mang ý nghĩa ấy gọi là chữ. Chữ cũng là chứa trữ vậy.
Nhưng tại sao hình tượng con cóc lại được dùng làm biểu tượng của chữ viết? Trong điểu thú văn con cóc nghĩa là chữ vì như dân gian Việt giải thích trong bức tranh “Lão Oa giảng độc”. Oa là con cóc nhưng oa cũng là ‘chứa trữ’ tức chữ (viết). Lão Oa chính là thày Chữ, là thày chữ nên mới đọc hiểu và giảng dạy tri thức – đạo nghĩa.
Cóc – ếch đẻ ra nòng nọc tức khoa đẩu.
Chữ (cóc – oa – trữ ) đẻ ra văn.
Cũng có thông tin:
Vào đời Chu Thành Vương, Hùng Vương sai bề tôi tự xưng là người Việt Thường đem dâng nhà Chu chim trĩ trắng…
Giống như oa – trữ – chữ, Trĩ cũng chỉ là biến âm của Trữ – chữ mà thôi. Ý của đoạn tư liệu là …quốc ngữ chữ nước ta thời nhà Châu cũng là loại chữ của tộc Việt Thường (di duệ còn lại là người Mường).
Tại sao 1 bức tranh mà nét vẽ nguệch ngoạc như người mới tập vẽ phải nói thực là chẳng có gì đẹp, chẳng thấy ý nghĩa thâm trầm sâu sắc gì cả mà lại có thể sống dai như thế trong lòng người Việt?
Phải chăng là bức tranh dân gian … ‘Lão Oa giảng độc’ được những cái đầu bác học làm ra vì thông tin về chữ Khoa đẩu trong tư liệu văn minh cổ Trung Hoa…
Lão Oa giảng độc chỉ là để khẳng định: chữ Khoa đẩu là chữ của người Việt. Khoa đẩu – nòng nọc là con của Lão Oa – thày đồ Cóc, mà thầy Cóc – Oa – Chữ là sản phẩm của những cái đầu Việt thì con nó đẻ ra là nòng nọc – khoa đẩu đương nhiên phải là sản phẩm của người Việt… Dù chỉ trở nên thịnh hành được dùng phổ biến từ thời Lí Bôn – Lưu Bang về sau thực ra khởi đầu loại chữ này đã có từ thời Đường Nghiêu 3000 năm TCN (chữ LạcViệt ?).
Khi khẳng định: chữ Khoa đẩu – chữ Khẩu – chữ Vuông chính là chữ Khải mà xưa nay đa số sai lầm gọi là chữ Hán, là loại chữ thịnh từ thời Nam Việt đế Lí Bôn – Lưu Bang đến nay, là chữ viết của người Việt, không có nghĩa nói những hướng nghiên cứu chữ cổ Việt khác là sai lạc vì Khoa đẩu văn có thể không phải là loại chữ cổ Việt duy nhất… Ngay trong bản văn dùng nghiên cứu ở đây cũng có thể đặt câu hỏi: trước khi đế Đường Nghiêu nhận con rùa thần hay vua nhà Châu nhận con chim trĩ trắng do người Việt Thường dâng cho thì triều chính Đường Nghiêu và nhà Châu dùng loại văn tự gì?… Rất có thể Thiên hạ còn nhiều loại văn tự cổ khác nữa.

——–

Bách Việt trùng cửu bổ sung ảnh minh họa.

Kim van
Chữ Kim văn trên đồ đồng thời Ân Thương thấy ở Việt Nam.

Dai trienChữ Đại triện trên một chiếc nắp đồng ở Việt Nam.

P1200150
Chữ Tiểu triện trên nắp một chiếc phương đồng ở Việt Nam.

P1100140Chữ trên chuông đồng Đông Sơn.

Related threads